Đấy là một tối mình phải ở lại muộn vì là ngày “last edit” của tạp chí. Trời mưa tầm tã. Mình xuống sảnh chờ anh đến đón. Mình cứ tha thẩn nhìn những hạt mưa rơi nối tiếp nhau thì một giọng nói vang lên:
- Chị ơi… - giọng nói ấy quá yếu ớt khiến mình nghĩ mình nghe lầm.
- Chị ơi, chị ơi…
Mình quay lại và thấy đấy là một đứa bé trai khoảng 12-13 tuổi, gầy gò và tội nghiệp.
- Chị ơi, chị có cần người giúp việc ko?
- Không em ạ! – Mình sững sờ trả lời.
- Thế chị có biết ai cần người giúp việc không?
- Để chị nghĩ xem nào, không, hình như không có em ạ…
Đứa bé chán chường nấp vào một góc tối của tòa tháp. Nó ngồi phịch xuống. Mặt buồn thiu. Mình thấy lòng không yên gọi nó ra và hỏi:
- Em ơi, nhà em đâu? Sao em ko về nhà?
- Em ở với bà, nhà em ở quê cơ – giọng nói yếu ớt ấy bị những tiếng còi xe, tiếng mưa lấn lướt, phải cố lắm mình mới nghe thấy được.
- Sao em ko về nhà??
-… - thằng bé bẽ bàng, chẳng nói câu nào. Mặt nó xám ngoét!
- Em ở đây lâu chưa?
- Em mới lên đây được mấy ngày. Chị xem ai cần giúp việc không thì gọi em. Em chỉ cần tiết kiệm đủ tiền để mua… một bộ đồ đánh giày mà thôi.
-…
Mình nghẹn ngào chẳng nói được câu nào cả. Đứng bất động một chỗ, mình nghĩ sao đứa bé ấy khổ thế? Mình chẳng biết nhiều về nó, nhưng thấy nó muốn làm việc để có tiền chứ ko xin tiền, nó cũng có tự trọng.
Xa xa bóng anh lao đến, mờ ảo (anh ở đâu mình cũng nhận ra). Mình lục vội trong cái ví nhỏ bé của mình lấy được hơn 10 nghìn tiền lẻ. Mình đưa cho đứa bé:
- Em ơi, thực sự là chị cũng chẳng có nhiều, chỉ có ngần này thôi. Em cầm mua cái gì mà ăn tạm… chị… (tiếng của mình lạc đi trong tiếng ầm ĩ của đường phố).
Anh đến. Mình chật vật leo lên xe anh mà không muốn nói gì cả. Mình chỉ muốn khóc. Thương đứa bé quá. Cảm giác bất lực không giúp được gì cứ choáng lấy mình.
Đêm ấy gần như mình không ngủ.
Gần 2 tháng trôi đi.
Một tối mình làm muộn. Anh lại đến đón. Trời lại mưa…
Mình vừa ra cửa tháp thì sững lại vì thấy đứa bé ấy, vẫn đứng ở góc tối góc sáng đó. Thằng bé vẫn cái điệu bộ ấy, đang nói chuyện với một cô gái. Cô ấy đang bối rối, loay hoay và cuối cùng mình thấy cô ấy mở túi…
Mình không nhìn nữa. Chẳng biết thằng bé có nhận ra mình không. Cảm giác duy nhất trong lòng mình lúc ấy là trống rỗng.
Từ ấy mỗi khi tan làm, mình hay để ý. Thì ra thằng bé ấy luôn “phục” ở tháp mình. Mình đã thấy nó ăn, thấy nó nói chuyện với một vài người…
Ngày hôm qua, niềm tin của mình vào 1 thứ đã sụp đổ khiến mình nghĩ đến câu chuyện về thằng bé ấy. Có thể có nhiều lý do khiến thằng bé ấy làm vậy. Cuộc sống đưa đẩy khiến nó phải đánh vào lòng thương hại của người khác, phải “lừa ngọt” người khác như thế. Mình chỉ thấy trống rỗng và buồn!
Đừng buồn. Chuyện này cũng bình thường thôi mà. Thằng bé cũng thiệt thòi thật. Cho nó ít tiền cũng không sao, em à.
ReplyDeleteNhững người lớn, có tư cách mà lừa dối thì mới đáng khinh.
Cũng đừng mất lòng tin, vì thế giới luôn tồn tại loại người lừa lọc. Hãy cảnh giác để đừng bị mắc lừa.
Dù sao thằng bé cũng đáng thương em ạ... Nhưng chị cứ băn khoăn, mai này lớn lên nó sẽ thành người thế nào???
ReplyDeleteTrước thằng bé này hay lang thang ở quán Ngon Phan chu Trinh. Nay lại đổi địa bàn sang Tháp rồi nhỉ.
ReplyDelete@VMC: E ko buồn vì đã cho nó tiền. E chỉ buồn vì nó làm sụp đổ cái gì đó trong E. Hình ảnh thằng bé đó thực sự đã ám ảnh E 1 thời gian sau lần đầu tiên E gặp nó. E đã từng hỏi rất nhiều người để tìm cách giúp nó. Đôi khi E cứ loay hoay mãi vì đã ko thể tìm được ra cách nào cả.
ReplyDelete@Chị Hậu: Nếu chị mà gặp nó, nhìn bộ dạng nó, nghe nó nói (không biết là nói thật hay nói dối) thì chị sẽ buồn lắm đấy!
ReplyDelete@Anonymous: Trời, thật thế sao? Hic, không biết bao nhiêu người bị nó ám ảnh như mình nhỉ? Rồi không biết bao nhiêu người nhận ra mình bị lừa nhỉ? Chuyện về thằng bé ấy chỉ là một trong vô số những câu chuyện và lòng tin, về tình thương mà thôi. Điều mình thực sự muốn chia sẻ là khi bị mất lòng tin, người ta cảm thấy thật tồi tệ!
ReplyDeleteThật là nặng nề em ạ! Mình có nên biết đến tận cùng nguyên nhân không? Hầu hết các trường hợp, nếu chỉ nhìn ở bên ngoài, ta đâu có hiểu, thậm chí còn hiểu sai bản chất của hiện tượng nữa thì sao!
ReplyDeleteBé ạ, chị cũng đã gặp một câu chuyện in hệt, ở Sài gòn. Chị đi làm về nhìn thấy 2 bố con bên đường, ông bố nằm như ngất lả, đứa con gái chừng 7, 8 tuổi ngồi ôm bên cạnh lặng lẽ. Chị dừng lại, thêm một hai người khác... ông bố yếu ớt nói hai bố con trên đường về quê, hết tiền. Kẻ 5 chục, người 1 trăm góp lại, ai đó đi mua chiếc bánh mì kẹp đưa cho đứa bé. Đi rồi vẫn còn ngoảnh lại, xót xa.
ReplyDeleteHai hôm sau, chị lại gặp họ, vẫn nằm lả bên hiên một con hẻm gần đó.
Sự xót xa chợt sụp đổ như là mất mát.
Có điều, sau mỗi lần như thế này mình 'đời' hơn, thờ ơ hơn một chút. Không biết thế là hay hay là dở. Chỉ biết đó là thực tế, Nga ạ.
ReplyDeleteNga ơi, đừng giận thằng bé, nên tội cho nó. Chị Lu biết có những đứa trẻ ko ai nuôi nên chúng nó phải làm như thế để có cơm mà ăn em ơi. Ở tuổi đó đáng lẽ có cha mẹ lo cho ăn học đàng hoàng, bữa cơm có người chăm sóc đầy đủ. Nó đã phải lao ra đời dùng tí mưu mẹo con nít để kêu gọi lòng thương hại của người qua đường, nó ko làm thế nó sẽ đói em ơi.
ReplyDeleteNếu nó ngồi yên ko làm gì cả, chỉ kêu van "ông đi qua bà đi lại cho con ít tiền", thì chị Lu nghĩ ít ai chịu dừng lại mà cho nó tiền lắm. Chị Lu biết có nhiều đứa bé, vì mồ côi, ở chung với xã hội xấu mà chúng nó phải đi giựt dọc mang tiền về nộp. Nộp ko đủ thì bị ăn đòn đó.
Cũng như chị Hậu, chị Lu nghĩ rằng ko biết tương lai đứa bé sẽ ra sao? trong trường hợp này nếu có bi gạt tí tiền, để nó có thể no lòng thì ko nên buồn em ơi. Trong xã hội còn có rất nhiều dạng lấy tiền của người ta, bằng cách khéo léo bòn rút tệ hơn nhiều, mà họ lợi dụng tiền chỉ vì vật chất đua đòi, tham lam, chứ ko phải do họ đói cơm như đứa bé này.
@Anh: Thế theo A, bản chất của hiện tượng ở đây là gì? E phải hiểu như thế nào mới đúng?
ReplyDelete@Lana: "Có điều, sau mỗi lần như thế này mình 'đời' hơn, thờ ơ hơn một chút." -> Câu này hay quá, nó giúp E có 1 lối thoát trong chuyện này. Đôi khi có những chuyện nên thờ ơ, coi như là ko có, để tránh sụp đổ và mất mát!
ReplyDelete@Chị Lu: E ko giận thằng bé ấy chị ạ. E chỉ buồn vì thỉnh thoảng trong cuộc sống, những chuyện như thế này xảy ra và để lại cho mình sự sụp đổ mà thôi.
ReplyDeleteHuyền Nga: Cuộc sống là ngôi trường vĩ đại nhất của cuộc đời.
ReplyDeleteÝ kiến của Lu đúng, Lana đúng, DamMinhThuy đúng, Haukhaoco đúng, VMC đúng, Anonymous đúng với bạn ấy và những ai biết giống như bạn ấy.
Oài, niềm tin là của em, tại sao lại để bất cứ ai chạm vào và lung lay niềm tin ấy dễ dàng như vậy nhỉ? LÀ chị thì đừng hòng, có mang cả ông giời đi lừa đảo thì chị vẫn tin :-)
ReplyDeleteHuyen Nga: Phải chịu khó tìm hiểu em ạ!
ReplyDelete@HN: Sao A bảo ai cũng đúng mà ko nói là E đúng là sao? huhu
ReplyDelete@Chị Titi: E dễ bị lung lay như thế là vì E "mong manh, dễ vỡ" lém. huhu!
@Anh: rùi, E đang tìm hiểu dần đây. Nhưng E thấy anh VMC nói đúng mà, chỉ có người lớn lừa dối mới đang ghét thui, A nhỉ?
@Huyền Nga: Chị Bí bị dăm lần bảy lượt rồi em, nhất là mấy cái vụ đến tận nhà bán hương cho nhà chùa ý mà.
ReplyDeleteĐừng sụp đổ lòng tin, không đáng đâu.
@Huyen Nga: Chẳng có gì đủ to tát đến nỗi để niềm tin của mình bị sụp đổ một cách quá dễ dàng và nhẹ nhàng đến vậy. Đôi khi bản thân mình cũng nên nghi ngờ hay lạnh lùng với những gì hiện hữu xung quanh để nhìn thấy cặn kẽ bản chất của chúng.
ReplyDelete@Titi: Về điểm này, mình có cùng quan điểm với bạn rằng: Nếu có một ai đó mang cả ông giời đến đặt cọc để làm tin thì mình cũng chẳng bao giờ tin cả.